595
Sau những lần vật vã dọn dẹp hậu trường Măng xúi tập thìa nĩa. Thì giờ ẻm cũng có chút thành tựu là tự xử lý thức ăn bằng nĩa và thìa. Mẹ tập em kĩ năng dùng thìa nĩa khá trễ (13m+) nên được như bây giờ là quá sức mong đợi của mẹ rồi nè.
Mẹ Măng có hứa với nhiều dì viết bài chia sẻ nhưng vì lười nên giờ mới ghi.Hông biết có ai còn cần hông ạ
Giai Đoạn Dùng Thìa Nĩa:
1. Thời điểm:
-Tầm khoảng 9,10 tháng trở đi. Mẹ có thể giới thiệu thìa nĩa cho bé làm quen dần.
– Nhiều mẹ nghĩ rằng giới thiệu thìa nĩa sớm thì con biết dùng sớm. Chưa hẳn nhá vì thực ra các bé cần thời gian để hoàn thiện kĩ năng vận động nhuần nhuyễn. Giới thiệu sớm bé sẽ xem như là đồ chơi. Hoặc cáu bẩn, bực bội khi chưa dùng được. Tệ hơn là quăng ném thìa nĩa hoặc khay ăn. Mẹ lại cực khoảng dọn dẹp nữa nè.
– Mẹ Măng giới thiệu nĩa cho Măng tầm 11m. Măng cắm được trái cây cắt vuông cũng sơ sơ rồi. Sau đó về ngoại chơi 2 tháng. Mẹ lười nên sau tết vào lại SG. Mẹ mới tập em dùng lại nĩa và sau đó dùng thêm thìa. Tính ra 13m em Măng mới tập ấy ạ
2. Dấu Hiệu Nhận Biết:
– Nếu bé bốc nhón thành thạo, nhai nuốt tốt, có thể xử lý các loại thức ăn nhỏ như hạt đậu.
– Bé có thể chán ăn hoặc bước vào giai đoạn nhai nhả trong thời gian ngắn 1-2 tuần. Hoặc có biểu hiện chống đối & đòi ra khỏi ghế. Hay rơi vào tuần khủng hoảng. Thì mẹ có thể giới thiệu thìa nĩa cho bé làm quen dần nha.
3. Thời gian tập thìa nĩa:
– Tập nĩa tương đối nhanh hơn tập dùng thìa.
– Tập thìa là kĩ năng khó nhất trong 3 kĩ năng dùng tay của bé. Do đó tập thìa thời gian cũng dài hơn tuỳ vào khả năng của từng bé. Các bé ăn dặm theo pp BLW có thể biết dùng nĩa từ sớm & xúc thìa tương đối tốt tầm khoảng 15-18m. Xúc thìa thành thạo tầm 18-24m.
Măng dùng nĩa tầm 14-15m khá thành thạo. 17-18m dùng thìa ổn hơn nhưng nếu xúc món có nước thì vẫn còn rơi rớt một ít ra ngoài mấy dì ạ.
4. Kĩ năng của bé:
– Ban đầu bé làm quen và khám phá. Có thể bé sẽ quăng ném thìa nĩa. Bé có thể bắt chước người lớn cho thìa vào miệng. Dù động tác chưa chuẩn, còn nhiều lúng túng. Nhưng khoảng thời gian này nếu mẹ đủ kiên trì hướng dẫn, tập luyện cùng bé. Bé sẽ dùng chính xác hơn. Như cắm nĩa, xúc thìa, dùng ống hút, húp canh bằng bát…
5. Hướng Dẫn Tập Dùng Thìa Nĩa:
5.1 Tập nĩa tương đối dễ và nhanh hơn so với dùng thìa.
– Ban đầu giới thiệu thìa, nĩa cho bé làm quen. Mẹ Măng hay bỏ thìa nĩa lên bàn. Cho Măng thử cầm xem và khám phá. Ẻm cứ gặm hay cầm chơi một vài bữa.
-Sau đó mẹ cắt trái cây dạng vuông nhỏ. Cho vào hộp vuông hoặc chén nhỏ. Cắm sẵn trái cây rồi đưa em tự cầm, đưa vào miệng. Măng tvia đưa chính xác nên mẹ cầm tay em khuyến khích em tự cắm. Sau những ngày tập thì em cũng quen tay. Mẹ cho thức ăn dạng khó hơn để em tự cắm.
– Gợi ý các loại củ quả cho bé giai đoạn mới tập cắm nĩa: thanh long, dưa hấu, su su, bí đao, bầu… Trái cây hoặc rau củ hấp chín. Cắt miếng vuông nhỏ.
– Bé dùng nĩa quen tay mẹ có thể cho bé thử cắm thức ăn khó hơn như: chả thịt- tôm rau củ, nem lụi, bánh ưafle, trứng chiên, bánh xèo … cắt miếng vuông nhỏ.
5.2 Xúc Thìa là kĩ năng khó nhất trong 3 kĩ năng dùng tay của bé.
– Xúc thìa đòi hỏi một chuỗi vận động và phối hợp nhẹ nhàng, chính xác giữa não – mắt – tay – miệng. Thức ăn múc bằng thìa đi từ bát đến miệng sẽ trãi qua một chuỗi các phối hợp phức tạp của các bộ phận trên cơ thể.
– Đối với một em bé thì tập cầm thìa là một hành trình dài và khó khăn. Các mẹ hướng dẫn bé từ từ, kiên nhẫn với bé hơn nữa nha.
5.3 Tập xúc thìa chia ra làm 2 kĩ năng cơ bản:
Kĩ năng múc:
– Múc thức ăn đưa lên từ bát.
Kĩ năng gập cổ tay:
– Gập cổ tay để đưa thìa có thức ăn từ bát lên tới miệng chính xác.
Việc mẹ cần làm là quan sát & nhận biết bé thuộc nhóm “múc giỏi” hay “đưa vào miệng giỏi” để hỗ trợ phù hợp cho bé nha.
Với bé “đưa vào miệng giỏi”:
– Mẹ chuẩn bị sẵn những loại thức ăn dạng đặc, có độ bám dính tốt: sinh tố, khoai nghiền, cháo đặc…
– Mẹ múc sẵn vào thìa. Cầm tay bé làm mẫu để đưa thìa vào miệng.
– Cứ lặp lại động tác đến hết giờ ăn. Sau vài hôm bé quen dần mẹ chuyển sang khuyến khích bé tự dùng tay cầm thìa để xúc lấy thức ăn.
Với bé “múc giỏi”:
– Mẹ chuẩn bị thức ăn dễ xúc như: sinh tố (bơ, xoài, chuối…), sữa chua, soup bí đỏ…
Thức ăn có độ bám dính tốt. Quá trình xúc & đưa vào miệng cũng sẽ đỡ rơi vãi hơn nè
– Nếu bé xúc thành thạo hơn. Mẹ chuẩn bị thức ăn dạng khó hơn như: cơm chiên rau củ, xôi đậu, rau củ xào…
Từ từ em bé khéo léo hơn. Các mẹ có thể giới thiệu bé dùng các loại thìa nĩa khác nhau. Thực đơn cũng phong phú hơn để bé trãi nghiệm
Việc Của Mẹ Là:
Hãy cổ vũ bé:
– Với mỗi thìa xúc vào miệng (kể cả lúc bé làm rơi rớt thức ăn). Đừng la mắng mà hãy động viên, khuyến khích bé.
– Khi bé cầm thìa đúng, không vứt thìa nĩa đi. Hãy khen ngợi bé.
Làm mẫu cho bé:
– Cho bé ăn chung với gia đình. Hoặc ba mẹ dùng thìa nĩa ăn cơm để làm mẫu cho bé. Em bé nhìn ba mẹ bắt chước theo sẽ học rất nhanh nè
Tránh việc sửa tư thế cầm thìa nĩa của bé:
– Cá nhân mẹ Măng thời gian đầu để tự em Măng cầm thìa nĩa theo ý thích. Có lúc ẻm cầm xác xuống dưới. Xúc thức ăn dính vào tay mẹ chỉ nhâc nhở con cầm lên cao 1 tí. Còn ẻm chịu sửa hay không thì kiểu nghe dần thấm lâu ấy. Các bé chỉ thích làm theo ý mình. Mẹ sửa bé cáu sẽ hất văng thìa nĩa lun á
– Chấp nhận bừa bộn và bẩn thỉu nè. Chịu cực khoảng dọn dẹp sau khi con ăn xong. Nói chung giai đoạn đầu các bé ko điều khiển được lực bàn tay. Nên hất văng hoặc múc rơi rớt thức ăn là chuyện bình thường.
– Mẹ lót giấy báo hoặc tấm bạt phía dưới ghế ăn. Trãi rộng ra. Ăn xong gom đi rửa giặt là hợp lý nè.
– Hoặc dùng áo yếm ăn dặm loại tốt.
– Sau tất cả chỉ cần mẹ thật kiên nhẫn đồng hành cùng bé. Mỗi bé kĩ năng sẽ khác nhau. Nên mẹ đừng so sánh, sốt ruột khi thấy các bé khác cùng tháng tuổi đã dùng thạo rồi còn con mình thì chưa nha.
Gợi Ý Thìa Nĩa:
– Kinh nghiệm của mẹ Măng là dùng bộ thìa nĩa inox cán ngắn. Bé cầm chắc tay mà cắm cũng chính xác. Có lực hơn so với những bộ bằng nhựa rất nhìu.
– Cá nhân mẹ Măng thấy silicon hay nhựa mềm thì xài không được. Nên các mẹ có sắm thìa nĩa cho bé thì cân nhắc nha.
– Tránh những loại thìa nĩa quá dài bé dùng vướn víu. Hoặc quá nhỏ, nông con xúc rơi rớt thức ăn.
– Tránh thìa vẹo. Dùng loại này bé sẽ ko học được cách bẻ cổ tay để đưa thức ăn vào miệng. Khi chuyển sang thìa thường sẽ lúng túng nè.
– Tránh những loại quá nhọn, dễ gây nguy hiểm cho bé.
Các mẹ cân nhắc trước khi chọn bộ thìa nĩa ưng ý cho bé nha
Ui bài dài quá trời viết mõi cả tay luôn nạ
Mẹ Măng tham khảo từ sách Ăn Dặm Không Phải Cuộc Chiến kèm theo kinh nghiệm mẹ tập cho Măng nè mấy dì ơiii
Hi vọng các em bé và mẹ hợp tác vui vẻ, hông quạu giai đoạn tập thìa nĩa nhe
By Mẹ Măng
Nguồn: Phương Võ ( Mẹ Măng)