Trang chủ » Hướng dẫn cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Hướng dẫn cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Mẹ có con 5-6M chuẩn bị Ăn Dặm Kiểu Nhật lưu lại ngay. Đọc xong là biết cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé nha.

1. Cách nấu cháo rây 1:10:

Cháo rây 1:10 tức cháo nấu tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, nấu 5ml gạo thì 50ml nước, nấu nhiều hơn thì cứ tỉ lệ đấy nhân lên. Cháo chín thì rây mịn, đặc thì dùng nước dashi thêm vào cho độ đặc loãng phù hợp. Có thể nấu chung với nồi cơm điện gia đình, hoặc tiện lợi hơn thì dùng nồi nấu cháo chậm bear.

2. Rau củ hấp chín:

Công thức chung cho các loại rau củ là hấp chín sau đó tán/nghiền rồi rây mịn (tán/nghiền để dễ rây). Rây lúc còn nóng sẽ dễ rây hơn. Rau thì có thể luộc, rồi lấy lá tán/nghiền -> rây. Cũng dùng dashi điều chỉnh độ đặc loãng.

3. Cách nấu nước dùng Dashi từ rau củ:

  •  Tùy theo sở thích của các bé mẹ có thể chọn các loại rau củ quả khác nhau như cà rốt, khoai tây, su su, mướp, bí xanh, ngô, bắp non, mía, củ cải, bắp cải, cải thảo, súp lơ… Thậm chí, mẹ có tận dụng ngay nước luộc rau cải ngọt, nước luộc su su, rau bắp cải… để làm nước dùng dashi rau củ.
  • Nguyên liệu:
    •  250g rau củ quả, 800ml nước. Nhân lên theo tỷ lệ nếu muốn dùng nhiều hơn.
    • Một số loại rau củ có vị ngọt như: su su, cà rốt, bí ngô, bí rợ, bắp cải, bắp ngô, hành tây, khoai lang, mướp, mía..
  • Cách nấu:
    • Rau quả mua về rửa sạch rồi cắt khúc, thái mỏng.
    • Chuẩn bị nồi nước 800ml rồi đun trên bếp. Cho rau lâu chín (cà rốt, bắp ngô, mía…) vào trước, nấu trong khoảng 20 phút.
    • Tiếp đó, bỏ các loại rau nhanh chín như su su, mướp, bắp cải, khoai tây, khoai lang… rồi nấu tiếp thêm 10 phút.
    • Sau khoảng 30 phút, tắt bếp, vớt hết rau củ ra, người lớn có thể ăn phần này (mình có tham khảo 1 số thông tin thì rau củ nấu dashi vẫn có thể nghiền hoặc rây cho bé ăn được, và nên rây khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn). Vấn đề này thì tuỳ các mẹ lựa chọn nhé.
    • Nước nấu xong để nguội. Sau đó, lọc qua rây rồi đổ vào khay để trữ đông.
Lưu ý:
  • Khi nấu cháo, thêm 15-20ml nước dashi đã nấu (tùy độ đặc loãng của cháo) để tăng khẩu vị món ăn cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể thêm nước dashi vào rau củ nghiền rồi cho bé ăn.
  • Không chọn loại rau củ quả có vị chát, đắng.
  • Cà rốt và củ cải trắng khồng nấu cùng nhau (cà rốt phân huỷ vitamin C trong củ cải trắng)
  • Bí đỏ và cải thìa không nấu cùng nhau (bí đỏ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa)
  • Nên nhớ càng để lâu nước dùng dashi càng mất vị nên mẹ chỉ nên trữ đông nước dashi và dùng trong vòng 1 tuần trở lại.

4. Lịch ăn dặm:

  • Số bữa ăn chính: 1 bữa/ngày, tầm 10h sáng. Sau bữa ăn có thể ăn thêm sữa hoặc không (tuỳ theo nhu cầu của bé).
  • Sau 1 tuần ăn bữa chính thì có thể ăn thêm bữa phụ tầm 15h (sau khi bé ngủ dậy), các món như: trái cây và các món làm từ trái cây, yaourt sữa mẹ/sct, nước ép trái cây tỉ lệ 1 ép:3 nước ấm.
  • 6,5m trở đi bé có thể ăn được: đậu hủ non, sữa chua, phô mai, trứng gà (chỉ ăn 1/2 lòng đỏ trứng) + cá thịt trắng (cá sông, đồng).
  • Bổ sung chất béo cho bé: Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm < 6 tháng tuổi mỗi bữa ăn cho thêm từ 1/2 thìa đến 1 thìa cà phê (2,5 – 5ml). Ưu tiên cho bé dùng dầu oliu nguyên chất hoặc dầu hướng dương, dùng không quá 4 ngày/tuần. Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: có thể dùng các loại dầu ăn như dầu oliu nguyên chất, dầu oliu dùng chiên xào, dầu đậu nành, óc chó, hướng dương.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ sử dụng nguyên liệu hữu cơ và lọc các gia vị để phù hợp độ tuổi của bé nhé! Các nguyên liệu này cũng rất tốt cho sức khỏe nên mẹ cũng có thể sử dụng cho cả gia đình, không phải chỉ riêng em bé đâu ạ.

Nguồn: Mẹ Trần Thị Ngọc Châu

You may also like